Cuối 94 đầu 95 anh em tôi chuyển tới Hủa Phăn, ở được ít bữa thì di chuyển lên Na Ao, chỗ này là ngã ba đường 6, phía trái là Bản Tat, bên phải là hướng rẽ đi Mường Hôm, nơi này là khu vực biên giới giáp tỉnh Điện Biên, theo đường 6 lùi lại sau lưng là Sầm Nưa, Bản Luo…
Nơi đó là vùng núi đá, địa hình thổ nhưỡng giống hệt vùng núi ở Điện Biên, Sơn La của mình, đường đá cũ Pháp làm từ thời chiến tranh Đông dương, xuống cấp hết nên xấu kinh khủng, người dân cũng nghèo và khó khăn như vùng cao của mình. Chỗ bọn tôi ở ngay cạnh một ngôi trường, gọi là ngôi trường cho nó giống thôi chứ thực ra toàn dựng bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ lắm, ngôi trường này tôi không biết gọi là cấp mấy… vì từ vỡ lòng nhi đồng thối tai cho tới lớp 8, và có cả một lớp có vài học sinh học trương trình cấp 3 giống PTTH bây giờ, học sinh lớp 8 tôi thấy địu cả con, dắt cả em đi học, nhìn vừa tội vừa mắc cười, nheo nhóc vô cùng, có cả một nhà nội trú cho học sinh ở vùng sâu, xa trong núi ra học, ở lại đó. Phía dưới thung lũng có một bản khá đông dân, chừng hơn trăm nóc nhà ở tập trung dưới thung lũng và rải rác quanh sườn núi, đặc biệt là tỉnh Hủa Phăn, và huyện Sầm nưa rất nhiều người Việt sinh sống, khu này cũng vậy, ban đầu tôi không biết, vì họ phần đa là người thiểu số như Nùng, Mông, Cao lan, Mường… Khu này thì nhiều người Mông và Nùng Phàn sình ở. Ở nơi này rất nhiều các dân tộc nên ” văn hóa” có vẻ rất “đa sắc”… tôi đã gặp những chuyện lạ ở đây, nhưng có một chuyện khiến tôi nhớ nhất và băn khoăn nhất…
Hôm đó có một lễ hội gì đó của người Lào, người địa phương cũng tổ chức tưng bừng, đứng chỗ chúng tôi soi ống nhòm xuống phía những mảnh ruộng bậc thang đã gặt, thấy rất đông bà con tụ tập vui chơi, nó hao hao giống hội Xuống đồng của các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam vậy… ban ngày bọn tôi không được xuống đó nên đợi tà tà bọn tôi hẹn nhau tối xuống cua gái chơi